Pages

Friday, June 13, 2014

TIN HOT: TỐI NAY XUẤT HIỆN TRĂNG DÂU TÂY 35 NĂM MỚI CÓ MỘT LẦN

TIN HOT: TỐI NAY XUẤT HIỆN TRĂNG DÂU TÂY 35 NĂM MỚI CÓ MỘT LẦN

Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, phải 35 năm nữa, chúng ta mới được chứng kiến hiện tượng Mặt trăng tròn vào đúng thứ 6 ngày 13.

Theo các nhà thiên văn học, một hiện tượng khá hiếm- trăng tròn (full moon) sẽ diễn ra vào "Ngày đen tối" (thứ 6 ngày 13). Cụ thể, thời điểm chính xác mà Mặt trăng tròn nhất là rạng sáng ngày 13/6.

Các nhà thiên văn đã đặt tên cho hiện tượng này là "Strawberry Moon" (tạm dịch: Mặt trăng dâu) hay "Honey Moon" (Trăng mật). Sở dĩ các nhà thiên văn đặt tên như vậy là bởi thời điểm hiện tại là mùa thu hoạch dâu tây của các bộ lạc Algonquin tính theo Niên lịch Old Farmer.  

Đây được coi là một hiện tượng khá hiếm khi trăng tròn vào đúng thứ 6 ngày 13. Lần cuối cùng hiện tượng này xảy ra là vào 13/10/2000. Và theo tính toán của các nhà nghiên cứu, phải 35 năm nữa, sự kiện Mặt trăng tròn đúng ngày thứ 6 ngày 13 mới tiếp tục diễn ra (13/8/2049).


Nhiều người cảm thấy lo sợ khi sự kiện trăng tròn và thứ 6 ngày 13 diễn ra trùng nhau. Bởi từ trước đến nay, nhiều người vẫn tin rằng, trăng tròn sẽ khiến con người "hóa điên".  

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn luôn khẳng định rằng, Mặt trăng có thể tác động như một ám hiệu đồng bộ giữa các cá thể, là một ám hiệu cho những thông số môi trường khác như thủy triều, nguồn thức ăn, hay đơn giản cho phép động vật sử dụng thị giác.

Những hành vi mà nó tác động khá đa dạng, từ những quá trình dài hạn như sinh sản theo mùa, di cư hay phản ứng trực tiếp với mức độ chiếu sáng. Nhưng chưa có bằng chứng khoa học nào đủ thuyết phục chứng minh mối liên hệ giữa trăng tròn và sức khỏe con người.

Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu lại cảm thấy thích thú trước hiện tượng hiếm có này. Vì tính năm nhuận nên một năm có khoảng 365,25 ngày. Theo đó, trung bình Mặt trăng sẽ tròn khoảng 12,37 lần/ năm. Vì vậy, tỷ lệ phần trăm của một Mặt trăng tròn hoàn hảo sẽ là 3,39%.

Với 7 ngày/tuần, tỷ lệ mà Mặt trăng rơi vào một ngày thứ 6 là 14,29%. Có 12 ngày 13 trong năm, tỷ lệ xác suất Trăng tròn vào đúng ngày 13 sẽ là 12/365,25 hay 3,29%.

Do đó, tỷ lệ đồng nhất ở cả 3 yếu tố: Mặt trăng tròn, thứ 6 và ngày 13 sẽ là 0,0159%. Các nhà nghiên cứu tính toán trung bình cứ 20 năm hoặc lâu hơn, hiện tượng trăng tròn vào đúng thứ 6 ngày 13 mới xuất hiện.

Các chuyên gia khẳng định, đây chỉ là xác suất trung bình. Đôi khi nó xảy ra thường xuyên hơn nhưng cũng có thể lâu hơn. Tuy vậy, hãy đón chờ sự kiện hiếm có này sẽ tiếp tục diễn ra vào thứ 6 ngày 13/8/2049.

Hiện tượng mặt trăng máu cũng là một hiện tượng hiếm của mặt trăng. Ngày 15/4/2014, người dân ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, và Úc sẽ được chiêm ngưỡng trọn vẹn hiện tượng này.

Bóng tối của Trái đất sẽ bắt đầu bao phủ hoàn toàn Mặt trăng trong khoảng thời gian 60-90 phút. Lúc này, Mặt trăng sẽ không còn có màu vàng như thường lệ mà thay vào đó là trắng, xám tới cam, màu đỏ - điều mà nhiều người vẫn gọi đó là hiện tượng "mặt trăng máu”.

Những màu sắc này là do tro bụi trong khí quyển gây ra. Lượng tro bụi từ các vụ phun trào núi lửa càng nhiều, màu sắc của mặt trăng càng đậm.

Hiện tượng “mặt trăng máu” xảy ra vào ngày 15/4/2014 là hiện tượng thiên văn đầu tiên trong chuỗi 4 hiện tượng nguyệt thực toàn phần diễn ra trong 2 năm 2014-2015. 3 hiện tượng nguyệt thực còn lại sẽ lần lượt diễn ra vào các ngày 8/10/2014, 8/4/2015 và 28/9/2015. Bốn hiện tượng này được giới thiên văn gọi chung là “bộ tứ”.

Trong lịch sử 21 thế kỷ qua, giới thiên văn ghi nhận được 62 chuỗi “bộ tứ”. Mỗi khi một hiện tượng “bộ tứ” sắp xảy ra, người ta thường có những đồn đoán về việc sẽ có những đổi thay rất lớn xảy ra trong hành tinh của chúng ta. Nhưng đây chỉ là những đồn đoán không có căn cứ, mang nhiều nét mê tín dị đoan.


Hãy chia sẻ bài viết này với bạn bè của bạn nhé!
Facebook Email

0 nhận xét:

Post a Comment